• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đối tượng người lao động cao tuổi là gì? những công việc nào được sử dụng người lao động cao tuổi? Chế độ đãi ngộ đối với người lao động

  • Giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
  • lao động cao tuổi
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LAO ĐỘNG CAO TUỔI

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi phụ trách nhân sự của một ngân hàng. Chúng tôi có nhiều chi nhánh ở nhiều địa điểm và chúng tôi hiện đang sử dụng người lao động cao tuổi vào một số vị trí như bảo vệ, lao công, tạp vụ. Vì người lao động cao tuổi có thể là những người đã nghỉ hưu nên chúng tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội cho họ nữa không ? Có hạn chế gì khi giao việc cho họ và bố trí thời gian họ làm việc không ? Và những điều kiện khác nữa mà luật pháp quy định ? 

Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về người lao động cao tuổi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về  người lao động cao tuổi như sau:

1. Người lao động cao tuổi là gì?

    Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn giao kết hợp đồng với người lao động cao tuổi theo nguyện vọng tiếp tục làm việc cũng như năng lực chuyên môn của họ đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Ngược lại với người lao động chưa thành niên là người lao động cao tuổi, tức là những người lao động thuộc diện vượt quá tuổi lao động theo quy định của pháp luật từ một ngày trở lên (Nam trên 60 tuổi, Nữ trên 55 tuổi).

Khoản 1 Điều 166 Quy định: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 148 của Bộ luật lao động năm 2019 thì thấy như sau:

Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

     Như vậy, người lao động cao tuổi là những người tiếp tục lao động sau tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ - Đây là độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động; đồng thời, là một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội.

     Khi có nhu cầu, các bên có thể thỏa thuận để tiếp tục hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới; nhưng với điều kiện tiên quyết là người lao động cao tuổi vẫn còn đủ sức khỏe để lao động theo kết luận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Cho nên, doanh nghiệp cần tổ chức cho người lao động này khám sức khỏe hoặc yêu cầu kết quả khám sức khỏe từ họ.

2. Hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi 

     Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày (Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu) hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Theo Điều 148 bộ luật lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động cao tuổi:

Điều 148. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

     Hiện nay không có văn bản pháp luật quy định cụ thể về thời gian làm việc được rút ngắn tối đa cho người lao động cao tuổi. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian làm việc nhiều hơn so với thời gian tối thiểu theo quy định luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện vì đây là chính sách có lợi cho người lao động đặc biệt là người lao động cao tuổi. Khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

     Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 17 nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Do đó, rút ngắn thời giờ làm việc cho người lao động cao tuổi là một quy định bắt buộc.

3. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi

  • Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe của từng loại công việc mà người sử dụng lao động tuyển dụng và sắp xếp công việc phù hợp cho người cao tuổi.
  • Hàng năm, cứ 06 tháng một lần, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi. Hồ sơ sức khỏe của người cao tuổi phải được người sử dụng lao động quản lý và theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Lương hưu cho người cao tuổi

     Khi người lao động cao tuổi đã đủ tuổi nghỉ hưu và đáp ứng các điều kiện hưởng lương hưu (Điều 54 luật bảo hiểm xã hội 2014) sẽ được hưởng chế độ hưu trí (hưởng lương hưu hàng tháng). Khi đó, người lao động cao tuổi không còn thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nữa. Vì thế, khi doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi trong trường hợp này không phải đóng các loại bảo hiểm cho người cao tuổi.

     Khi người cao tuổi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ các điều kiện hưởng lương hưu, doanh nghiệp và người lao động cao tuổi vẫn tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên), đóng Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (nếu giao kết hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên) đến khi người lao động cao tuổi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

5. Xử phạt hành chính đối với trường hợp sử dụng Người lao động cao tuổi không theo quy định

      Căn cứ điều 30 nghị định 28/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về người lao động cao tuổi sẽ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định. 

     Bên cạnh việc chấp hành mức phạt thì ngươi sử dụng lao động phải thực hiện khắc phục hậu quả như thay đổi công việc cho người lao động cao tuổi trong trường hợp này.

     Như vậy có thể thấy rằng, việc nhận người lao động cao tuổi tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp không chỉ giúp cho doanh nghiệp có nhiều giá trị lợi ích về mặt kinh tế cũng như con người mà còn giúp cho người lao động cao tuổi có điều kiện được cống hiến sức lao động cho công việc mà mình đam mê. Tuy nhiên, việc nhận người cao tuổi tiếp tục làm việc, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như đã chế độ đãi ngộ của người lao động cao tuổi, những công việc người sử dụng lao động không được giao kết hợp đồng với người lao động cao tuổi, những mức phạt khi sử dụng người lao động cao tuổi không đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mức phạt sẽ thay đổi theo từng trường hợp nhất định.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi:

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Bài viết tham khảo:

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178