• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp. Bạn thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thiết kế website cho các doanh nghiệp, cá nhân nên bạn có thể ký...

  • Hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp
  • hợp đồng dịch vụ của cá nhân
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP

Câu hỏi của bạn:

Chào Luật Sư, em có một vài thắc mắc về luật, luật sư có thể giải đáp. Em cám ơn rất nhiều ạ.

Hiện Tại em muốn cung cấp dịch vụ thiết kế website cho các doanh nghiệp, cá nhân nhưng do em chưa đủ khả năng để thành lập công ty nên chỉ làm cá nhân, nên em muốn hỏi:    

 - Nếu kinh doanh như vậy có hợp pháp không, nếu không thì phải làm sao..    

 - Hợp đồng giữa em và khách hàng thuộc loại hợp đồng gì.    

 - Em là cá nhân có thể kí hợp đồng thiết kế website với tổ chức, công ty được không.    

 - Em có thể sử dụng loại phiếu thu nào để ghi phiếu thu cho khách hàng.      

Em cám ơn rất nhiều ạ.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

1. Hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp được hiểu là gì ?

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện công việc được giao cho bên sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ sẽ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đây là loại hợp đồng có đền bù.

Nếu giữa các bên không có thỏa thuận về giá cả của dịch vụ, thì sẽ được xác định dựa trên giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

Phạm vi của công việc trong hợp đồng dịch vụ phải tuân quy định của pháp luật. Những việc này không không được vi phạm điều cấm của luật và không với trái đạo đức, chuẩn mực xã hội.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có bên nào vi phạm nghiêm trọng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia theo đúng quy định.

Các bên chủ thể của hợp đồng dịch vụ này có thể là cá nhân hoặc tổ chức nên các tổ chức, công ty sẽ được cho phép ký kết hợp đồng với cá nhân và ngược lại.

Muốn ký kết hợp đồng dịch vụ với cá nhân thì bản thân của cá nhân đó cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mà chủ yếu trước hết là tuân theo Luật Doanh Nghiệp 2020. Nếu các doanh nghiệp ký kết với cá nhân không đăng ký kinh doanh thì đã vi phạm pháp luật. 

Có nhiều cách để thể hiện hợp đồng dịch vụ. Các hình thức đó là: bằng lời nói xác lập giữa các bên, bằng văn bản. Và đôi khi được xác lập bằng các hành vi cụ thể. 

Ngoài ra, có những loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật yêu cầu phải lập bằng văn bản. Bởi vì, văn bản luôn là hình thức chắc chắn nhất. Nó là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động. 

Từ đó, có thể thấy hợp đồng dịch vụ rất phong phú, đa dạng. Tùy theo từng loại đối tượng và mục đích của việc sử dụng là gì mà lựa chọn hình thức cho phù hợp.

2. Hoạt động kinh doanh độc lập, thường xuyên không cần đăng ký kinh doanh

     Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.

     Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 5, Nghị định này cũng quy định:

Điều 5. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại

2. Tr­ường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động th­ương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.

     Do đó, nếu bạn thuộc trường hợp nêu trên thì việc cung cấp dịch vụ của bạn là hợp pháp. Khi tham gia cung cấp dịch vụ bạn phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến dịch vụ kinh doanh của bạn. Nếu bạn có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_42234" align="aligncenter" width="368"]Hợp đồng dịch vụ của cá nhân Hợp đồng dịch vụ của cá nhân[/caption]

     3. Hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp

     Do bạn thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thiết kế website cho các doanh nghiệp, cá nhân nên bạn có thể ký hợp đồng dịch vụ của cá nhân bạn với khách hàng của bạn.

     Điều 513, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ như sau:

Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ

     Các bên chủ thể của loại hợp đồng này có thể là cá nhân hoặc tổ chức nên bạn được phép ký kết hợp đồng với các tổ chức, công ty khác.

     Hợp đồng dịch vụ của cá nhân bạn và khách hàng cần tuân thủ và đáp ứng các điều kiện của pháp luật, Các thông tin cần làm rõ trong hợp đồng dịch vụ Về thông tin của các bên: Tham gia hợp đồng dịch vụ bao gồm bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Các bên đều ghi nhận đầy đủ thông tin của mình như: Thông tin chi tiết về cá nhân, nơi ở, mã số thuế. Nếu chủ thể là tổ chức thì phải ghi nhận kèm theo thông tin về người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là không làm những điều pháp luật cấm.  Phí dịch vụ: các bên thỏa thuận chính xác phí dịch vụ, chi phí phát sinh, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán. Trường hợp có nhiều hơn 1 dịch vụ được sử dụng thì có thêm thuế giá trị gia tăng đối với từng dịch vụ trong hợp đồng.   Quyền và nghĩa vụ của các bên: Tùy theo từng loại dịch vụ mà quyền và nghĩa vụ các bên có sự khác nhau. Nhưng về cơ bản, trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự thì các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 515 đến Điều 518 của Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra còn có các thỏa thuận khác: Ngoại trừ những điều khoản đã nêu ở trên, các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác để đảm bảo quyền lợi cho mình như:

  • Thỏa thuận các trường hợp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Thỏa thuận thời điểm chấm dứt hợp đồng, điều kiện chấm dứt hợp đồng;
  • Thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng: Ghi nhận rõ mức phạt vi phạm nhưng lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng không được vượt quá 8% tổng giá trị hợp đồng;
  • Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp: Ghi nhận rõ cơ quan giải quyết tranh chấp và hình thức giải quyết tranh chấp;
  • Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung và điều khoản thi hành.

     3. Hóa đơn, phiếu thu của cá nhân không đăng ký kinh doanh cấp cho khách hàng

     Do bạn là cá nhân không đăng ký kinh doanh nên bạn sẽ không được cấp quyền sử dụng hóa đơn GTGT. Nếu khách hàng có nhu cầu hoặc yêu cầu bạn cấp hóa đơn thì bạn có thể đề nghị mua hóa đơn bán lẻ tại chi cục thuế tại địa phương nơi bạn cư trú.

     Các quy định về hóa đơn bán lẻ, điều kiện đề nghị mua hay các thủ tục để mua hóa đơn lẻ của chi cục thuế bạn có thể tham khảo thêm tại link bài viết sau:

[caption id="attachment_207908" align="aligncenter" width="696"] Hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp[/caption]

Liên hệ Luật sư tư vấn về: hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về hợp đồng dịch vụ của cá nhân và doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Bài viết tham khảo khác:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178