Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ
08:49 01/12/2023
Đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ. Khi đăng ký khai sinh họ của con được xác định theo thỏa thuận của cha mẹ, tuy nhiên để con mang họ mẹ bạn cần...
- Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ
- khai sinh cho con mang họ của mẹ
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ
Câu hỏi của bạn:
Em chào luật sư ạ! Em có một câu hỏi mong luật sư tư vấn cho em!
Vợ chồng em đã nộp đơn ly hôn mà tòa án chưa giải quyết. Vậy nếu em sinh em bé mà em muốn lấy họ của mẹ thì có vi phạm pháp luật không? Có ảnh hưởng gì đến cuộc sống sau này không?. Và khi khai sinh thì người bố vẫn phải ghi nhận vào Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh đúng không ạ? (Trường hợp em là không cần hỏi ý kiến của người cha về việc khai sinh này ạ). Em cám ơn luật sư rất nhiều!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Để giải đáp tất cả vướng mắc của bạn về đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ thì chúng tôi đưa ra những căn cứ pháp lý cụ thể nhất để bạn hiểu rõ vấn đề.
1. Tư vấn đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ
Bạn và chồng đã nộp đơn ly hôn nhưng tòa án chưa giải quyết, vì vậy, bạn và chồng vẫn là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 điều 15 Luật hộ tịch 2014, quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Theo quy định của pháp luật, trong vòng 60 ngày kể từ ngày con được sinh ra, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Vì vậy, bạn có thể đăng ký khai sinh cho con mà không nhất thiết cần cả chồng và vợ cùng đi đăng ký khai sinh cho con.
Theo điểm a khoản 1 điều 4 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;”
Việc xác định họ, chữ đệm, tên và dân tộc của con được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán. Như vậy, pháp luật ưu tiên thỏa thuận của vợ chồng về việc xác định họ tên cho con. Tại thời điểm bạn sinh em bé, bạn và chồng vẫn là vợ chồng hợp pháp cho nên họ tên của con yêu cầu có thỏa thuận của cả hai và được kê khai vào Tờ khai đăng ký khai sinh. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì được xác định theo tập quán. Tuy nhiên, phần lớn các khu vực đều có tập quán lấy họ của con theo cha, vì vậy khi xem xét xác định họ cho con thì cơ quan chức năng có thể ưu tiên họ của người cha hơn là họ của người mẹ. Cách tốt nhất là bạn cố gắng thỏa thuận với chồng việc xác định họ cho con theo họ của mẹ.
Với câu hỏi đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ có vi phạm pháp luật không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, điều kiện để đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ là cần có thỏa thuận với cha của đứa bé, trừ một số trường hợp đặc biệt như không xác định được cha của bé hoặc không xác định được nơi tung tích của cha,… [caption id="attachment_40311" align="aligncenter" width="376"] Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ[/caption]
2. Hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con mang họ của mẹ khi đang giải quyết ly hôn
Căn cứ theo điều 14 Luật hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh:
“1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
…
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”
Việc đăng ký khai sinh cho con gồm các thông tin như sau:
- Họ, tên, chữ đệm; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch của con
- Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú của cha và mẹ
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Sau đó, những thông tin hộ tịch này được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đối với trường hợp của bạn, khi đăng ký khai sinh cho con thì thông tin về người cha vẫn được xác nhận trong Sổ hộ tịch và giấy khai sinh của con.
Để tiến hành đăng ký khai sinh cho con khi đang giải quyết ly hôn bạn có thể tham khảo bài viết: Đăng ký khai sinh cho con khi đang làm thủ tục ly hôn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết liên quan:
- Dịch vụ cấp bản sao đăng ký kết hôn
- Thủ tục li dị cần những giấy tờ gì
- Thủ tục ly hôn theo luật ly hôn 2016
- Thủ tục thuận tình ly hôn
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình
- Tải mẫu đơn thuận tình ly hôn hướng dẫn kê khai
- Hướng dẫn kê khai mẫu xin ly hôn
- Quy định luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2016