Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
09:43 09/04/2023
Khi bị sa thải trái luật người lao động cần làm gì? Hướng dẫn NLĐ cách soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
- Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
- Soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, xin cho tôi hỏi:
Tôi đã bị công ty sa thải với lý do liên tục đi làm muộn, tôi chỉ nhận được quyết định sa thải mà không hề được biết gì? Tôi không muốn quay trở lại công ty làm việc nữa nên khi bị sa thải như thế này tôi có thể đòi bồi thường được không? Trong trường hợp này tôi có thể khởi kiện trực tiếp lên Tòa án để giải quyết được không? Cách viết đơn khởi kiện như thế nào?
Mong Luật sư giải đáp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Sa thải người lao động là gì?
Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động khi không tuân theo các quy định, nội quy của người sử dụng lao động về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Sa thải được coi là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất, theo đó khi bị sa thải người lao động sẽ mất công việc, không được tiếp tục làm việc. Vì là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, vì họ có thể sẽ không được tiếp tục làm việc nên pháp luật đã có những quy định cụ thể về các trường hợp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Theo đó sa thải người lao động chỉ được áp dụng trong những trường hợp nhất định.
Hiện nay tình trạng người lao động bị sa thải trái pháp luật khá nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Vì vậy khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải người lao động cũng như người sử dụng lao động phải nắm rõ các quy định của pháp luật về sa thải để bảo vệ quyền lợi ích của mình tránh trường hợp sa thải người lao động trái luật.
2. Các trường hợp Người sử dụng lao động không được sa thải người lao động.
Theo quy định Bộ luật lao động 2019, hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động chỉ được áp dụng khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 125 BLLĐ 2019 như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp tại Điều 125 thì NSDLĐ không thể xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động, đồng thời Khoản 4 Điều 12 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp không được sa thải đối với người lao động sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động 2019;
- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Thẩm quyền giải quyết về khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo BLLĐ 2019 bao gồm:
- Hòa giải viên lao động
- Hội đồng trọng tài lao động
- Tòa án
Thông thường tranh chấp lao động cá nhân trước khi giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án thì phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 tranh chấp lao động cá nhân về hình thức xử lý kỷ luật sa thải không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải. Theo đó trong trường hợp của bạn, khi cho rằng mình bị sa thải trái luật bạn có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết nhanh và hiệu quả quyền lợi ích chính đáng của mình.
Theo BLTTDS năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Tức là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở.
4. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật
Khi bị sa thải trái pháp luật, mà người lao động không muốn trở lại làm việc cho NSDLĐ, thì sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động theo Điều 41 BLLĐ 2019 như sau:
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Theo đó, NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường khi sa thải trái pháp luật như sau:
- Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc
- Phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
- Trường hợp NSDLLĐ không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài các khoản nêu trên người lao động và NSDLĐ thỏa thuận với nhau về khoản bồi thường cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
5. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái pháp luật
Để soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật cần lưu ý những nội dung sau:
- Phần kính gửi thì người khởi kiện sẽ ghi đúng tên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được xác định tại Điều 32 và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thông thường là Tòa án cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.
- Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người khởi kiện; ghi rõ tên, trụ sở làm việc, số điện thoại… của người bị kiện; người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có).
- Trình bày nội dung khởi kiện: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp: các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, thời gian ký hợp đồng lao động, các điều khoản về phương thức trả lương, người sử dụng lao động không thanh toán lương từ khi nào,…
- Yêu cầu giải quyết: người sử dụng lao động trả lương đúng hạn, bồi thường thiệt hại,…
- Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người khởi kiện.
- Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn khởi kiện như: hợp đồng lao động, chứng minh nhân dân,…
6. Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái pháp luật
Khi bị đuổi việc không lý do hoặc không đúng quy định pháp luật người lao động cần thực hiện những biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên không phải trường hợp nào người lao động khi bị sa thải trái luật cũng đòi được các khoản bồi thường mà đáng lẽ ra mình được nhận. Bên cạnh các khó khăn về khởi kiện tại Tòa án người lao động có nhiều khó khăn trong việc soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật như sau:
- Người lao động không biết gửi đơn khởi kiện đến cơ quan tòa án nào theo quy định;
- Người lao động không biết cách thu thập tài liệu chứng cứ để gửi kèm đơn khởi kiện;
- Không thu thập được thông tin công ty;
- Không nắm được thời hiệu yêu cầu hòa giải, thời hiệu nộp đơn lên tòa án;
- Không xác định được những khoản nào có thể yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường cho mình;
- Không nắm rõ cách trình bày, soạn thảo đơn khởi kiện.
- Không nắm rõ được quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hiểu được những thiệt thòi người lao động có thể gặp phải khi bị sa thải trái luật mà không thể đòi được bồi thường, hoặc trong quá trình viết đơn khởi kiện ra Tòa án và quá trình giải quyết người lao động gặp phải những khó khăn, vướng mắc cần được giúp đỡ từ luật sư các chuyên viên về luật. Luật Toàn Quốc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật như sau:
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải
- Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật
- Tư vấn hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải
- Đưa ra các căn cứ pháp lý về bồi thường khi bị sa thải
- Tham gia tố tụng theo yêu cầu của khách hàng
Phương thức tiếp cận dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật của Luật Toàn Quốc:
- Liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006500;
- Gửi yêu cầu được cung cấp dịch vụ về địa chỉ email: [email protected];
- Liên hệ trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật Toàn Quốc: số 463 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Câu hỏi thường gặp về soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi bị sa thải trái luật:
Câu hỏi 1. Hậu quả pháp lý của việc sa thải người lao động trái pháp luật?
Hậu quả pháp lý khi bị sa thải trái luật:
- Về phía người sử dụng lao động:
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Trả trợ cấp thôi việc theo điều 46 BLLĐ
- Bồi thường một khoản ít nhất bằng 02 tháng tiền lương cho người lao động.
- Về phía người lao động:
- Có thể quay lại làm việc
- Được nhận đủ lương, tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT
- Được nhận trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc đủ từ 12 tháng cho NSDLĐ
- Được bồi thường một khoản ít nhất bằng 02 tháng tiền lương
Câu hỏi 2. Người lao động cần làm gì khi bị người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật?
Trường hợp người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật thì có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải
- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động đề nghị hủy quyết định sa thải.
- Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính nếu không được giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Với tranh chấp về kỷ luật sa thải, người lao động có thể sử dụng cách này hoặc không.
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Người lao động có quyền trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
Câu hỏi 3. Chi phí soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường khi người lao động bị sa thải trái pháp luật là bao nhiêu?
Đơn khởi kiện là một trong những giấy tờ cần có và quan trọng khi người lao động khởi kiện người sử dụng lao động trong trường hợp người sử dụng lao động sa thải họ trái pháp luật. Tuy nhiên việc soạn đơn thế nào để được Tòa án xem xét và thụ lý nhanh nhất không phải ai cũng nắm được. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng, Luật sư công ty Luật Toàn Quốc hoàn toàn có thể hỗ trợ khách hàng soạn đơn khởi kiện đầy đủ, chính xác nhất. Chi phí đơn khởi kiện sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người lao động, Quý khách hàng có thể liên hệ đến Luật Toàn Quốc để trao đổi vấn đề của mình và Luật sư sẽ báo phí soạn đơn khởi kiện cho trường hợp đó.
Luật Toàn Quốc, xin cảm ơn./.
Chuyên viên: Minh Huyền